8/9/20

[Đề thi] Lý thuyết Nội Y6 2020 - Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Nguồn ảnh: mmcdubai.ae


Xin cảm ơn các bạn trong đội ngũ Y khoa hội Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ bộ đề quý này, hãy cùng thử sức nào.

 ĐỀ THI NỘI Y6

NĂM HỌC 2019-2020 – HỌC KỲ 2

Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh 

Câu 1: Mức tăng triglyceride trong máu thường dễ gây viêm tụy cấp là:

A. >500 mg/dL

B. >700 mg/dL

C. >1000 mg/dL

D. >1200 mg/dL

Câu 2: Lượng giá Glucose truyền tĩnh mạch cần cung cấp mỗi ngày trong 3 ngày đầu khi bệnh nhân ciêm tụy cấp còn cần phải nhịn ăn uống là

A. 100 - 150 g

B. 150 - 200 g

C. 200 - 250 g

D. 250 - 300 g

Câu 3: Trong điều trị viêm tụy cấp có nhiễm trùng ở mô tụy, kháng sinh nên chọn lựa đầu tay là

A. Fluoroquinolone

B. Fluoroquinolone + Metronidazole

C. Cephalosporin thế hệ III + Metronidazole

D. Imipenem

Câu 4: Dấu hiệu giúp dự đoán việm tụy cấp không nặng (HAPS) dựa trên các yếu tố nào sau đây

A. Đề kháng thành bụng, ure huyết, creatini huyết

B. Đề kháng thành bụng, Hct , creatini huyết

C. Hct, ure huyết, creatinin huyết

D. Hct, CRP và ure huyết

Câu 5: Bệnh nhân nam 48 tuổi, biết bị xơ gan do viêm gan B, kỳ năm nhập viện vì ói ra máu. Hb 12g/dL; BC 15.000/mm3, Tiểu cầu 89.000/mm3, PT 15,5” ( chứng 10-13”) , aPTT 31” (chứng 30-33”) Albumin máu 2,7 g/dL, Creatinin 1,5 mg/dL, Bliribubin toàn phần 1,95 mg/dL. Siêu âm bụng gan thô, lách to, không dịch ổ bụng. Lúc nhập viện, điều trị nào là thích hợp nhất

A. Kháng sinh thoe kinh nghiệm đường tĩnh mạch

B. Terlipressin phòng ngừa hội chứng gan thận

C. Truyền 01 khối tiều cầu cùng nhóm

D. Albumin 1g/kg phòng ngừa hội chứng gan thận

Câu 6: Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét ta tràng Forrest IIb, được can thiệp cầm máu qua nội soi bằng clip. Thời gian tiếp tục duy trì thuốc ức chế bơm proton đường truyền tĩnh mạch sau khi nội soi nên là bao lâu:

A. 24h  B. 48h C. 72h D. 96h

Câu 7: Tình trạng bệnh nào sau đây là chống chỉ định tuyệt đối của dùng thủ thuật đặt sonde Blakemore

A. Suy hô hấp

B. Rối loạn nhịp tim

C. Hẹp thực quản

D. Thoát vị hoành

Câu 8: Thời điểm tốt nhất để chỉ định nội soi cấp cứu khi xử trí bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên nghĩ do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản là:

A. <= 12h sau nhập viện

B. <= 24h sau nhập viện

C. Càng sớm càng tốt ngay khi điều chỉnh được rối loạn đông máu

D. Càng sớm càng tốt ngay khi ổn định được huyết động

Tình huống sau sử dụng cho câu 9-10

Bệnh nhân nữ 66 tuổi, điều trị tăng huyết áp, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường một tháng qua với Bisoprolol 10mg/ngày, metformin 500mg/ngày, nicorandil 10mg/ngày, aspirine 500 mg/ngày. Tái khám: huyết áp 120/70 mmHg, mạch 100 l/p, đường huyết 100mg/dL

Câu 9: Chọn xử trí nào khi bệnh nhân than vẫn mệt ngực lúc nấu ăn?

A. Tăng đôi liều Bisoprolol

B. Thay Aspirine bằng Clopidogrel

C. Khuyến cáo không hoạt động thể lực nữa

D. Thêm Ivabradine

Câu 10: Điều chỉnh gì với Aspirine khi bệnh nhân bị viêm dạ dày

A. Giảm liều

B. Ngưng dùng

C. Đổi sang Clopidogrel

D. Dùng cùng nhóm thuốc ức chế bơm proton

Câu 11: Bệnh nhân nam, 45 tuổi. Hai ngày nay: đau khắp bụng, nôn mửa, Tiền căn nghiện rượu, đang điều trị xơ gan báng bụng, có những bất thường: thân nhiệt 39,5 oC, vàng da, vú to, tuần hoàn bàng hệ cửa chủ vùng rốn, báng bụng (3+); bilirubin toàn phần/ máu 4,2 mg/dl , albumin máu 2,5 g/dL, PT 17”( chứng 12”) Biến chứng nào sau đây được nghĩ đến nhiều nhất

A. Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát

B. Viêm phổi

C. Nhiễm trùng tiểu

D. Viêm màng não

Câu 12: Bệnh nhân nam 48, nhập viện vì bụng to. Tiền căn xơ gan do rượu. Khám: da bàng sậm, phù chân (2+), báng bụng (3+), Na+ máu 131 mEq/L, BUN 34 mg/dL, creatinine máu 1,18 mg/dL. Việc điều trị thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân này nhằm đạt được mưc giảm cân bao nhiêu?

A. 0,5 kg/ngày

B. 0,8 kg/ngày

C. 1kg / ngày

D. <2 kg /ngày

Câu 13: Bệnh nhân nữ 33 tuổi, 1 tháng nay, đau thượng vị kèm nôn. Nội soi: loét hang vị và CLO test (+). Điều trị lành loét bằng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian bao lâu

A. 6 tuần

B. 8 tuần

C. 10 tuần

D. 12 tuần

Câu 14: Bệnh nhân nữ 24 tuổi than đau hạ vị khoảng 6 tháng nay, đau giảm sau khi đi tiêu, đi tiêu phân vàng lỏng sệt không máu 3-4 lần ngày, không đầy bụng, không sụt cân, không đau bụng hoặc đi tiêu ban đêm khi ngủ. Chẩn đoán nào được nghĩ  đến nhiều nhất

A. Viêm loét đại tràng

B. Hội chứng ruột kích thích

C. Viêm đại tràng do amip

D. Lao đại tràng

Câu 15: Bệnh nhân nam 35 tuổi , phát hiện viêm loét đại tràng lúc 25 tuổi, hiện đau hạ vị, tiêu phân lẫn ít máu đỏ 4-5 lần/ngày, lúc nhập viện: mạch 88 lần/phút, thấn nhiệt 37,5oC, hemoglobin 11g/dL, CRP 30 mg/dL. Nội soi viêm loét niêm mạc trực tràng. Phân độ theo Truelove – Witts, bệnh nhân này bị viêm đại tràng thể trung bình dựa vào yếu tố nào

A. Mạch 96 lần/phút

B. Thân nhiệt 37,3 oC

C. Hemoglobin 12 g/dL

D. CRP 30 mg/L

Câu 16: Bệnh nhân nam 76 tuổi than phiền bị bón. Tình trạng bón có cải thiện khi ăn nhiều thức ăn có chất xơ và uôgns nhiều nước. Khám thực thể không phát hiện bất thường. Thuốc nào sau đây được chọn để điều trị cho người bệnh

A. Bisacodyl

B. Lactulose

C. Mg Sulfate

D. Polyethylene glycol

Câu 17: Một bệnh nhân nam 42 tuổi, bị sốt cao khoảng 39oC kèm lạnh run, đau tức hạ sườn phải với dấu hiệu rung ran dương tính. Không tiền căn lỵ trước đó. Kết quả xét nghiệp như sau: bạch cầu máu 17.000/mm3 – huyết thanh chẩn đoán amip dương tính – Siêu âm bụng có tổn thương echo không đồng nhất, kích thước 50x60mm ở hạ phân thùy VII. Chọc dò ra mủ màu nâu socola có lợn cợn mủ vàng đục. Việc chọn lựa kháng sinh nào sau đây là phù hợp

A. Metronidazole

B. Ceftriaxone + Metronidazole

C. Ceftriaxone + Levofloxacin

D. Các chọn lựa trên đều phù hợp

Câu 18: Tác dụng phụ nào sau đây hiếm gặp khi sử dụng nhóm thuốc imidazole để điều trị áp xe gan do amip ?

A. Buồn nôn, nôn

B. Rối loạn vị giác

C. Hồi hộp đánh trống ngực

D. Hội chứng cai rượu

Câu 19: Thuốc nào sau đây chỉ tác dụng trên kén của amip

A. Emetine

B. Metronidazole

C. Diloxanide

D. Quinoleine

Câu 20: Vi trùng nào có trong rau quả

A. Shigella

B. Staphylococcus

C. Clostridium perfringens

D. Listeria

Câu 21: Đặc điểm của thực phẩm đóng hộp là gì

A. Có thể ăn ngay vì đã được chế biến

B. Nấu lại trước khi ăn

C. Đồ hộp bị biến dạng về hình dáng vỏ hộp vẫn có thể ăn được

D. Sạch và an toàn nhất

Câu 22: Xét nghiệm nào sao đây dùng để chẩn đoán xác định các biến chứng về cấu trúc trong nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên (hở 2 lá, vỡ thành tự do...)

A. Xạ hình tưới máu cơ tim

B. Siêu âm tim

C. Men tim

D. Holter tim

Câu 23: bệnh nhân vừa được nong và đặt stent theo chương trình cho nhánh động mạch liên thất trước (nhánh vành phụ trách tưới máu thành trước tim) vào ngày hôm qua. Hôm nay, bệnh nhân có st chênh lên thành trước. Troponin T nhạy là 90ng% (bình thường <14 ng%). Chẩn đoán type cho bn này.

A. Type 1

B. Type 4

C. Type 2

D. Viêm màng ngoài tim sau can thiệp

Câu 24: nữ, 56t đang điều trị đái tháo đường 4 năm qua, than đau ngực sau xương ức, không liên quan gắng sức. Bn làm điện tâm đồ gắng sức. Thay đổi nào phù hợp với đau thắt ngực ổn định ?

A. St chênh xuống đi ngang >= 1mm, kèm độ dốc < 1mV/s

B. Nhịp tim tăng, đạt 90% tối đa theo tuổi

C. Xuất hiện vài ngoại tâm thu thất

D. Xuất hiện cơn nhanh nhĩ đa ổ sau gắng sức

Câu 25: Độ nhạy và độ chuyên của điện tâm đồ gắng sức trong chẩn đoán bệnh mạch vành, lần lượt là :

A. 40 và 60 C.  60 và 90

B. 70 và 100 D.  90 và 90

Câu 26: lợi điểm quan trong nhất của điện tâm đồ holter so với ecg 12 chuyển đạo là :

A. Phát hiện rối loạn nhịp không thường xuyên

B. Chẩn đoán rối loạn nhịp chính xác hơn

C. Thuận tiện hơn do bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường khi đeo máy

D. Chi phí rẻ hơn

Câu 27: nữ, 80t, nhập viện vì té chấn thương đầu vùng trán, CT scan đầu không phát hiện xuất huyết hay tổn thương não. Điện tâm đồ có nhịp xoang đều 36l/p, khoảng ngưng xoang 3,2 s. Thuốc có thể chỉ định trong trường hợp này.

A. Atropin

B. Lidocain

C. Dobutamin

D. Theophyline

Câu 28: : bn nam, 69t, nhồi máu cơ tim thành trước được can thiệp stent mv cấp cứu 2 năm trước. Nằm khoa hscc vì suy tim cấp, có các cơn nhịp nhanh tần số 130l/p kéo dài 10p. Thứ tự ưu tiên chọn thuốc.

A. Lidocain, amiodarone, procanamide

B. Amiodarone, lidocaine,procanamide

C. Procanamide, lidocaine, amiodarone

D. Digoxin, lidocaine, amiodarone

Câu 29: tăng thông khí tự ý trên người bình thường, PaCO2 giảm tới 20mmHg thì PaO2 sẽ ở mức nào:

A. 95mmHg

B. 105mmHg

C. 115mmHg

D. 125mmHg

Câu 30: Điều nào sau đây gây giảm PaO2 mà ko đáp ứng điều trị oxy

A. Giảm thông khí phế nang

B. Bất xứng thông khí tưới máu

C. Nối tắt tại phổi

D. Giảm khuyết tán qua màng phế nang mao mạch

Câu 31: Bệnh lý nào sao đây gây suy hô hấp mà bệnh nhân không than phiền khó thở?

A. HC guillain Barre 

B. HC béo phì giảm thông khí

C. Sốt bại liệt

D. Bệnh nhược cơ

Câu 32: Những bệnh nhân viêm phổi cộng đồng nào đủ tiêu chuẩn CURB-65 cho chỉ định nhập viện

A. Một người đàn ông 23 tuổi tỉnh táo, BUN 17 mg/dl , nhịp thở 25 lần/phút, HA 110/70 mmHg

B. Một phụ nữ 35 tuổi tỉnh táo, BUN 13 mg/gl, nhịp thở 32 l/p , HA 110/75mmHg

C. Một người đàn ông 48 tuổi, tỉnh táo, BUN 25 mg/dl, nhịp thở 32 lần/phút, HA 110/75mmHg

D. Một người phụ nữ 62 tuổi, lẫn lộn, BUN 15mg/dl, nhịp thở 25l/p, HA 115/65mmHg

Câu 33: Mục tiêu liệu pháp kiểm soát hen là ngăn ngừa các cơn cấp tính và duy trì kiểm soát hen lâu dài. Nhóm thuốc dưới đây giúp kiểm soát hen trên phần lớn các bệnh nhân 

A. Thuốc kháng viêm steroid 

B. Thuốc ức chế bơm proton

C. Thuốc giãn phế quãn beta 2 

D. Thuốc kháng cholinergic tiotropium

Câu 34: Cách sử dụng thích hợp nhất trong điều trị khi dùng thuốc đồng vận beta tác dụng kéo dài  là gì?

A. Đơn trị liệu

B. Một liệu pháp cắt cơn

C. Kết hợp với corticoid hít

D. Kết hợp với kháng cholinergic như tiotropium

Câu 35: BN nữ 22 tuổi, mẹ bị viêm mũi dị ứng. Lúc nhỏ được chẩn đoán viêm phế quản 3-4 năm. Đêm qua đột ngột ho, khó thở. Khám tim nhanh, phổi rale rít ngáy đều 2 bên phế trường. Chẩn đoán thường gặp nhất

A. Suy tim C.  COPD

B. Hen D. Viêm tiểu phế quản

Câu 36: BN COPD nhóm A, các chỉ định thuốc có chỉ định duy trì ngoại trừ 

A. Formoterol C.  Salbutamol

B. Femoterol D.  Budesonide hít

Câu 37: Oxy liệu pháp tại nhà cho bệnh COPD nên được kê toa 

A. Sử dụng khi cần

B. Chỉ khi đi ngủ

C. Ít nhất 12h/24h

D. Ít nhất 18h/24h

Câu 38: Thuốc nào dưới đây được khuyến cáo hàng đầu điều trị cho bn COPD nhóm B giai đoạn ổn định 

A. Tiotropium

B. Ipratropium

C. Bambuterol

D. Salbutamol

Câu 39: Dấu hiệu nào sau đây gặp trên bệnh nhân hẹp van 2 lá hóa vô nặng

A. T1 đanh

B. Rung tâm trương mỏm

C. clac van 2 lá

D. Rung tâm trương và T1 đanh

Câu 40: BN hẹp van 2 lá, có triệu chứng mệt. tim nhanh khi gắng sức, thuốc nào lựa chọn ưu thế

A. ƯC beta

B. ƯC calci

C. Digoxin

D. Ivabradine

Câu 41: thủ thuật nào sau đây thuộc loại thủ thuật thường quy trong hồi sức cấp cứu?

A. Chọc dịch não tủy.

B. Chọc dò màng tim.

C. Đặt catheter động mạch phổi.

D. Tạo nhịp đường tĩnh mạch.


Câu 42: Catheter tĩnh mạch trung tâm,đường tĩnh mạch trong có nhược điểm gì?

A.

B.

C. khó đẩy sonde

D. dễ chọc vào động mạch.

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG DÙNG CHO CÂU 43,44:

Bệnh nhân nữ, 80 tuổi nhập viện vì lơ mơ.mạch 112 lần / phút. Huyết áp  80/50 mmhg.kết quả xét nghiệm máu BUN 45mg/dl. Creatinin 1,6mg/dl. Ion đồ máu Na 132mEq/L   K 2.4mEq   Cl 70mEq/L. xét nghiệm nước tiểu ion đồ niệu cl 36mEq/L.khí máu động mạch Ph 7,66. Pao2 62mgHg.Paco3 49 mmHg.Hco3 50


Câu 43: bệnh nhân này bị rối loạn  toan kiềm nào ?

A. Toan chuyển hóa tăng anion gap.

B. Kiềm chuyển hóa.

C. Toan hô hấp+ kiềm chuyển hóa.

D. Kiềm chuyển hóa + kiềm hô hấp.

Câu 44: nguyên nhân chính gây rối loạn toan kiềm này là?

A. Nôn ói.

B. Choáng nhiễm trùng.

C. Tâm thần.

D. Hội chứng cushing.

Câu 45: dây dẫn của máy tạo nhịp vĩnh viễn thường được đặt qua đường nào?

A. Tĩnh mạch đùi.

B. Tĩnh mạch dưới đòn.

C. Tĩnh mạch cảnh ngoài.

D. Tĩnh mạch cảnh trong

Câu 46: sốc điện chuyển nhịp KHÔNG có đặc điểm nào sau đây ?

A. Xung điện phóng ra vào thời điểm sườn xuống sóng P của phức bộ QRS của bệnh nhân.

B. Bắt buộc phải bấm nút Syn trên máy sốc điện trước khi sốc.

C. Mức năng lượng điện sử dụng thường thấp hơn so với sốc điện khi rung.

D. Bấm nút sốc xong nên bỏ tay ra khỏi vị trí đó.

Câu 47: Trong các câu sau đây trong kx thuật sốc điện là chính xác?

A. Phía tren núm vú trái trên đường nách giữa ( tư thế đáy – đỉnh)

B. Thoa gel thật nhiều trên 2 bản điện cực để phòng ngừa phỏng da

C. Ép nhẹ 2 bản điện cực trên lồng ngực bệnh nhân

D. Bật nút đồng bộ khi cần sốc điện đồng bộ

Câu 48: Bệnh nhân nam 85 tuổi, tăng huyết áp và di chứng nhồi máu não cũ. Mục tiêu hạ áp trên bệnh nhân nào theo Hội Tim Châu Âu 2018 là?

A. 140 - <150 mmHg, 80 - <90 mmHg

B. 130 - <140 mmHg, 80 - <90 mmHg

C. 130 - <140 mmHg, 70 - <80 mmHg

D. 120 - <130 mmHg,  80 - <90 mmHg

Câu 49: Bệnh nhân nam 60 tuổi, tăng huyết áp 2 năm không điều trị. Gần đây nhập viện vì nhồi mau não bán cấp, sang thương điển hình do tăng huyết áp. Hiện tại huyết áp 160/90 mmHg. Bệnh nhân này được phân vào nhóm nguy cơ tim mạch nào?

A. Trung bình

B. Cao

C. Rất cao

D. Không đủ dữ kiện phân loại

Câu 50: Bệnh nhân nữ 60 tuổi, tăng huyết áp với Perindopril và Amlodipine. Bệnh nhân bị ho khan do thuốc. Sự ứ động chất nào sau đây góp phần gây nên triệu chứng trên?

A. Bradykinin

B. Aldactone

C. Histamine

D. Renin

Câu 51: BN nhân nam 67 tuổi, THA điều trị với phối hợp thuốc. Phối hợp nào sao sau đây nằm trong khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu ÂU?

A. Chẹn beta và lợi tiểu.

B Chẹn canxi và chẹn beta

C. UCMC và chẹn canxi

D. UCMC và chẹn thụ thể AT1

Câu 52: Nghiên cứu thuốc UCMC trong điều trị suy tim?

A. Nghiên cứu RESOLD trên Bn siêu tim độ giai đoạn II-III

B. Nghiên cứu ValHefl trên Bn suy tim mạn giai đoạn II-III có EF<35%

C. Nghiên cứu SAVE trên Bn suy tim sau mổ NMCT

D. Nghiên cứu EPHESUS trên Bn suy tim II-IV

Câu 53: . Bn nam 70 tuổi, suy tim, THA, bệnh tim TMCB, rung nhĩ đáp ứng thất nhanh, khám vì hồi hộp. Tiền sử có hen phé quản, EF 40%. Thuốc đang điều trị Termisartan 40mg, Amlodipine 5mg, Atorvastatin, Rivaroxaban 15mg. Thuốc bổ sung trong giai đoạn này là?

A. Thêm Bisoprolol 5mg

B. Thêm Diltiazem 100mg

C. Thêm Digoxin 125mg

D. Thêm Ivabradine 5mg 2 lần/ ngày


Tình huống sau sử dụng cho câu 54-55:

Bệnh nhân nam, 42 tuổi nhập viện vì bị ong vò vẽ đốt 42 mũi khắp thân mình. BN tiểu ít, nước tiểu màu nâu đỏ. HA 110/70 mmHg, mạch 82 l/p, nhiệt độ 37,5 độ, nước tiểu 30ml/h. Xét nghiệm: BUN 54mg/dl, creatinin 3,2mg/dl, Na máu 135mEQ/L, K 4 mmol/L, phosphate 4,2mg/dl, HCO3-14mEq/L, CK máu: 120000UI/L, Myoglobulin niệu 400mg/ml.

Câu 54: Nguyên nhân nào sau đây gây ra tình trạng tổn thương thận cấp trên:

A. Choáng phản vệ

B. Ly giải cơ vân

C. Nhiễm trùng huyết

D. Tắc nghẽn sau thận

Câu 55: Chiến lược điều trị nào sau đây thích hợp nhất đối với bệnh nhân:

A. Truyền NaHCO3 100mEq/l, pha trong Glucose 5% tốc độ 200ml/h

B. Truyền NaCl 0,9% trước, tiếp theo NaHCO3 100mEq/l, pha trong Glucose 5% tốc độ 150-  200ml/h

C.  Truyền Glucose 5% tốc độ 150-200ml/h

D. Truyền NaHCO3 150-200mEq/h trước sau đó tiêm tĩnh mạch, furosemide 80mg

Câu 56: Bn lớn tuổi, ăn  uống kém, khi dùng NSAID có thể tổn thương thận cấp do cơ chế nào sau đây

A. Kích thích hệ giao cảm.

B. Tăng phóng thích ADH

C. Mất cơ chế tự điều hòa tại cầu thận

D. Phóng thích các chất trung gian gây co mạch nội tạng

Câu 57: Chế độ ăn nào sau đây là quan trọng nhất ở Bn bệnh thận mạn tại nước ta?

A. Giảm Natri nhập

B. Giảm Kali nhập

C. Giảm calci nhập

D. Giảm protein nhập

Câu 58: Angiotensin II có ảnh hưởng gì trên thận:

A. Làm tăng tưới máu thận

B. Làm tăng lọc cầu thận

C. Làm tăng tái hấp thu ống thận

D. Làm tăng co đm thận

Câu 59: Bệnh thận mạn giai đoạn 3bA3,  Tần số cần theo dõi tái khám ít nhất của bn này:

A. Mỗi tháng

B. Mỗi 2 tháng

C. Mỗi 3 tháng

D. Mỗi 4 tháng

Câu 60: BN trẻ tuổi 26 tuổi bị suy thận mạn giai đoạn cuối do viêm cầu thận mạn, đang chạy thận nhân tạo, Cha của Bn 70 tuổi, khỏe mạnh không bệnh nội khoa. Theo anh chị, nguy cơ tử vong do biến cố tim mạch ở 2 người này có giống nhau không?

A. Bn trẻ, nguy cơ tử vong thấp và sẽ sống lâu hơn cha của Bn

B. Nguy cơ tử vong do tim mạch của 2 người này tương đương nhau

C.  Nguy cơ tử vong do tim mạch của cha sẽ lớn hơn của người con

D. Không thể so sánh vì thiếu dữ kiện



Bình luận